PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
Video hướng dẫn Đăng nhập
 
 

Bác làm văn nghệ

     Hồi còn nhỏ, ở miền Nam, mỗi khi nghe các cô, các chú hoặc bà tôi kể chuyện Bác Hồ thì dù đang ham chơi hay làm bất cứ gì chúng tôi cũng kêu nhau chạy lại, chạy đến xúm quanh người lớn và chăm chú lắng nghe và nuốt lấy từng lời. Đã có lần, chúng tôi bàn nhau viết một lá thư ra Bắc mời Bác vô thăm miền Nam để chúng tôi được tận mắt thấy Bác, nhưng rồi mong mãi, “Bác ở xa lắm, các con cứ chịu khó chăm học ngoan ngoãn, nhất định có ngày Bác sẽ vô”. Bà tôi nghe chuyện phì cười và dặn chúng tôi như vậy.

     Những ngày ra miền Bắc, chưa được gặp Bác nhưng tôi vẫn nhớ lời bà tôi dặn và hy vọng thế nào cũng có ngày đạt được ước mơ đó. Nhưng thật không ngờ, cuối năm 1962 tôi được gặp Bác trong một trường hợp đặc biệt, vượt rất xa mơ ước trước đó của tôi. Cho đến nay, và mãi mãi về sau này, đó vẫn là niềm vui sướng, vinh dự quá lớn đối với tôi và mỗi lần nhớ lại, tôi không khỏi bồi hồi xúc động.

     Lần ấy, tôi dự Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba. Được đi dự Đại hội văn nghệ toàn quốc đối với một diễn viên mới bước vào nghề như tôi là đã là một điều vô cùng phấn khởi lại thêm hy vọng sẽ được gặp gỡ Bác ở Đại hội làm cho tôi cứ náo nức không yên. Ngày 1 tháng 12, ngày cuối cùng của Đại hội. Bấy giờ vừa sau giờ nghỉ giải lao, chuông đã rung được mấy phút nhưng lẻ tẻ còn có đại biểu chưa vào hết hội trường. Bỗng ngoài hành lang có tiếng xôn xao rồi có tiếng reo” Bác đến! Bác đến!”. Chỉ một loáng cả hội trường ào lên như sóng. Đồng chí Trường Chinh nhanh nhẹn đứng dậy ra đón Bác ở cầu thang. Tiếng reo mừng, tiếng hoan hô “Bác Hồ muôn năm!” cứ vang lên cho đến lúc Bác giơ tay ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống và ổn định trật tự để Bác nói chuyện. Người tôi nóng bừng lên, chú Võ Hồng Cương đưa cho tôi một bó hoa mà tôi cứ lúng túng không biết làm gì. Nhiều đại biểu được mang hoa lên tặng Bác cũng lúng túng không kém. Bác nhìn chúng tôi và hỏi:

     - Tặng hoa à? Tặng hoa phải đi nhanh lên chứ?

     Cả hội trường lại vang lên tiếng cười reo. Câu nói đầu tiên của Bác làm không khí Đại hội thêm vui vẻ đầm ấm hẳng lên. Chúng tôi cũng phấn khởi, lấy lại bình tĩnh ôm hoa chạy về phía Bác.

     Bác lại hỏi:

     - Không mấy khi được gặp đông đủ thế này. Bác muốn bắt tay tất cả, nhưng không có thì giờ. Vậy Bác bắt tay đại biểu thôi. Đại biểu nào cao tuổi nhất nào? - Bác cười và nói thêm - Bác nói tuổi cao nhất không phải già nhất đâu nhé!

     Tiếng cười reo lại vang lên, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh chạy lại.

     - Đaị biểu nào ít tuổi nhất - Bác hỏi tiếp.

     Tôi giật thót mình, vì trong đại hội, tôi được xem là người ít tuổi nhất.

     Nhưng lúc ấy hình như tôi vẫn chưa dám tin là được Bác gọi.

     Chú Bảo Định Giang kéo tay tôi dẫn về phía Bác rồi nói.

     - Thưa Bác, Cháu Trà Giang đây, người miền Nam - trẻ nhất Đại hội đấy ạ!

     Tôi dâng hoa lên Bác mà chân tôi cứ run run, Bác hôn lên trán tôi rồi hỏi:

     - Phải cháu là người trẻ nhất Đại hội không?

     - Dạ.Tôi đáp lí nhí vì niềm vui và xúc động nghẹn ngào.

     - Trẻ mà có thành tích thì cháu càng phải chăm học và nhất là phải hết sức khiêm tốn.

     - Dạ - Tôi chỉ biết đáp vậy nước mắt muốn trào ra.

     Trong giây phút đó, lời căn dặn của Bác tôi thấy thấm thía vô cùng. Tôi nhớ đến nội, đến bà con, cô bác và các bạn tôi đang ở miền Nam. Tôi đâu có thành tích đáng kể gì đâu. Bước đầu tuy có chút thành công, nhưng nhìn lại thấy mình còn yếu nhiều mặt. Thành tích ấy có thấm thía vào đâu với những hy sinh của bà con, bạn bè, cô bác miền Nam bao nhiêu năm đấu tranh phá ách kèm kẹp của địch. Thế mà trong đó vẫn chưa ai được thấy Bác Hồ như tôi bây giờ… Lại được nghe Bác nói và được Bác hôn nữa! Trời ôi, lúc này tôi thèm có đôi cánh quá! Tôi sẽ bay vụt về trong đó khoe với chúng bạn, tụi nó sẽ điên lên gì sung sướng cho tôi mất, nhất là con Sáng thân yêu của tôi. Giờ này tụi nó ở đâu? Có được? Có còn đi học không? Có còn nguyên vẹn cả không? Tôi thấy thương và nhớ chúng nó quá.

     Bác hỏi lại hỏi và bắt tay lần lượt các đại biểu miền Nam, đại biểu miền núi.

     Sau đó, Bác bắt đầu nói chuyện với Đại hội. Bác hỏi:

     - Có bao nhiêu bản tham luận tất cả?

     - Thưa Bác, chín mươi chín ạ. Một đồng chí đáp. Bác cười:

    - Thế này là vừa đúng một trăm. Nhưng các cô chú đừng sợ, chỉ có ba trang thôi! Bác cầm tờ giấy giơ lên trước mặt, cả hội trường lại cười reo vui vẻ.

     Bác nói tiếp :

     - Bác nêu một kinh nghiệm cũ. Trong thời thanh niên - Bác hạ giọng nói thêm - Giờ Bác cũng vẫn còn là thanh niên – Bác hoạt động cho Đảng, Bác phải làm nhiều nghề. Làm ảnh, làm bếp. Đây có ai làm bếp không? Cũng có khi Bác làm văn nghệ, Bác viết một cuốn tiểu thuyết, nói thực là một quyển tiểu thuyết về cách mạng tháng Mười Nga. Bác viết, đồng chí Hồ Tùng Mậu in. In bằng đất. Rồi phát hành bao nhiêu? Một quyển. Mấy quyển nữa thì cảnh sát Anh tịch thu hết. May nó tịch thu tiểu thuyết mà không tịch thu được người viết vì hai anh em (Bác và Hồ Tùng Mậu) đi vắng.Vừa đây mới nghe đồng chí Tố Hữu nói có xem quyển ấy. Vậy là một quyển tiểu thuyết phát hành được một quyển, đuợc một người xem! Đó là một “thành công” về tiểu thuyết của Bác đấy! Bác lại viết một vở kịch đả kích Khải Định, bù nhìn của thực dân Pháp. Viết bằng chữ Pháp. Thế mới gan chứ. Điếc không sợ súng mà! Viết xong thì Bác phải đi. Sau này “Câu lạc bộ ngoại ô” có đem ra diễn. Thành công, thất bại thế nào, Bác cũng không biết. Đó là “thành tích”Bác viết kịch . Rồi Bác cũng diễn kịch nữa đấy!

     Các đại biểu sân khấu và điện ảnh ồn ào vui vẻ. Tôi bật reo lên: “Bác cũng có lúc làm diễn viên!”, điều ấy đối với chúng tôi thật là thú vị biết chừng nào!

     Bác cũng cười và kể tiếp:

     - Ở Pháp có một nhóm văn nghệ tiến bộ. Họ viết một kịch bản đả kích thực dân. Bác sắm một vai, ra sân khấu không đầy một phút. Diễn xong, anh em bắt tay khen: “Đồng chí diễn khá lắm!”. Rồi thù lao một cốc cà phê!

     Cả hội tường cười rộ, vỗ tay. Ngừng một lát, Bác nói tiếp:

    - Kinh nghiệm thế nào? Trước cách mạng, muốn sống phải lao động chân tay, chứ làm văn nghệ thì ba lần làm văn nghệ. Bác chỉ đươc uống một cốc cà phê thôi!

     Bác nói chuyện thật giản dị mà rất dễ nhớ. Tôi nhớ nhất những lời Bác nói về sân khấu và điện ảnh dưới thời đất nước ta còn bị nô lệ:

     -… Nghề múa hát  chỉ là một thứ tiêu khiển cho bọn “ngồi mát ăn bát vàng”. Chúng còn khinh rẻ và gọi những nghệ sĩ múa hát là “xướng ca vô loài”. Hồi đó chỉ có chiếu bóng câm, bọn thực dân Pháp  dùng chiếu bóng để bôi nhọ dân tộc ta.Thí dụ, trong hội chợ ở Mác-xây, ngoài những tranh vẽ lũ công khanh Việt Nam đang lúc nhúc lạy quỳ trước vua bù nhìn cùng chó ngao toàn quyền, khâm sứ, ngoài những công nhân trần trụi kéo xe thuê, còn chiếu phim những bà già ăn trầu, răng đen, những công nhân gầy gò rách rưới, những người đóng khố đang leo dừa…Chúng gọi là “hình ảnh An Nam”. Rõ ràng là dân tộc bị áp bức, thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải làm cách mạng.

     Bác khuyên nhủ và động viên những người làm công tác văn nghệ bây giờ phải cố gắng nhiều vì đã có điều kiện rất thuận lợi để phát triển tài năng. Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ  xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta. Những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới, chẳng hạn những người làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục con cháu ta đời sau.

     …Bác về rồi mà những cảm xúc của giờ phút được gần Bác vẫn dào dạt trong lòng tôi. Những lời dạy bảo ân cần của Bác vẫn âm vang trong tâm trí tôi. Nếu như trước kia, tôi chỉ biết yêu Bác qua những sách, báo mà tôi đã học, qua những mẩu chuyện bà tôi, các cô, chú đã kể, những tấm ảnh mà tôi đã chăm chú nhìn từng sợi râu của Bác… thì giờ đây, lòng yêu kính của tôi đối với Bác được nhân lên gấp bội, sâu sắc hơn, cụ thể hơn. Bác đã trực tiếp dạy tôi “phải hết sức khiêm tốn”. Tôi hiểu, ở công tác của tôi không không phải là dễ dàng thưc hiện tốt lời Bác dạy, nhất là khi tuổi đời và tuổi nghề còn non nớt.

     Sống giản dị, khiêm tốn, suốt đời cống hiến cho cách mạng, không suy bì tính toán cho cá nhân mình.  Đấy là bài học rất lớn đối với tôi qua cuộc đời của Bác. Bài học này tôi càng thấm thía hơn khi được gặp Bác lần thứ hai.

     Lần ấy, sau Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba khoảng một năm, tôi lại có may mắn lớn là được cùng với một số bạn vào thăm nơi Bác ở. Điều làm chúng tôi yên tâm và mừng nhất là thấy Bác vẫn khỏe, da Bác vẫn hồng hào, mọi cử chỉ của Bác đều nhanh nhẹn, dứt khoát.

     Khi anh Kỳ giới thiệu đến tôi thì Bác gật đầu bảo nhớ rồi. Bác gị tên tôi và hỏi:

     - Dạo này cháu làm gì?

     - Dạ thưa Bác, cháu được đi học lớp lý luận nghiệp vụ ạ.

     - Không tự kiêu chứ?

     - Dạ thưa Bác, không ạ.

     - Thế là tốt!

     Bác cười, xốc lại chiếc áo khoác ở vai và dặn tiếp:

    - Các cháu còn trẻ, phải chịu khó học và nhất là phải hết sức khiêm tốn học kinh nghiệm  tốt của những  người đi trước.

     -Dạ - Tất cả chúng cháu đều “dạ” và chăm chú nhìn không bỏ sót một cử chỉ nào của Bác. Bác cho chúng tôi đi xem phim. Thật sung sướng cho tôi, khi xem phim tôi được ngồi gần Bác. Suốt buổi chiều, thật ra tôi chẳng xem được mấy vì phần nhiều là nhìn Bác. Tôi có cảm giác là tuy Bác khỏe, nhưng tóc Bác đã có bạc thêm nhiều. Nhớ lại những lần Bác nhắc đến miền Nam: “miền Nam trong tim tôi”,  “Ngày nào tổ quốc chưa thống nhất. Bắc Nam chưa sum họp một nhà thì tôi còn ăn chưa ngon, ngủ chưa yên”, lòng tôi cứ nao nao vì thương Bác. Bác vẫn chăm chú xem, thỉnh thoảng lại hỏi chuyện tôi. Tôi nhớ hôm ấy có chiếu một bộ phim tài liệu của Liên Xô. Khi trên màn ảnh xuất hiện cảnh Đại hội ở điện Krem-lanh thì bác nói với tôi:

     - Công trình xây dựng của công nhân Liên Xô thật vĩ đại phải không cháu?

    - Dạ - Rồi tôi khoe với Bác - mới vừa qua, tôi dự Đại hội liên hoan điện ảnh quốc tế ở Mát-xcơ-va, cháu đã được đặt chân đến cung điện lịch sử này.

     Bác gật đầu hỏi:

     - Thế cháu có thích không?

    - Dạ thích - Rồi tôi lại nói luôn với Bác cảm giác ngỡ ngàng, có phần tự ti của một người mới ra nước ngoài lần đầu, đứng trước đam đông của gần năm mươi nước đến dự lễ khai mạc Đại hội. Quả tình là đối với tôi lúc đó, cái gì cũng mới lạ, bỡ ngỡ: những công trình kiến trúc đồ sộ, những cảnh bài trí choáng lộn, những kiểu ăn mặc đủ màu sắc mới lạ… Lúc ấy, trên màn ảnh cũng hiện ra quang cảnh đại hội, có cả tôi trong đó. Bác hỏi:

     - Họ sang hả cháu?

     - Dạ thưa Bác, họ sang và diện lắm Bác ạ. Còn mình thì chẳng có gì.

     Hôm khai mạc Đại hội, người đông mà họ ăn mặc sang trọng quá, cháu cứ thấy ngường ngượng thế nào ấy…

     Bác trả lời tôi và mắt không rời màn ảnh nhỏ:

   Sao lại ngượng? Chúng ta còn nghèo nhưng dân tộc ta rất đáng tự hào, phải không cháu?

     - Dạ tôi thấy lúng túng và thấy mặt nóng bừng lên.

    Cho mãi đến  sau này, mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy ân hận không hiểu tại sao lúc ấy tôi lại nói với Bác điều ấy. Đành rằng tôi chỉ thú nhận một tâm trạng có thật, nhưng cái đó đối với tôi cũng chỉ thoáng qua thôi, tại sao phải để Bác bận tâm vì một chuyện như thế? Khi ra về, thấy nét mặt Bác vẫn rất vui, tôi ,mới hơi yên lòng, nhưng tôi vẫn không thể tha thứ cho sự thiếu sót trên. Tôi đặt quyết tâm phải luôn luôn đinh ninh nhớ lời Bác dạy, học tập lối sống giản dị và đạo đức cách  mạng lớn lao của Bác. Vì xét cho cùng, ý nghĩa trên của tôi chứng tỏ đã có lúc tôi muốn buông lỏng mình theo những cám dỗ bề ngoài rất không đúng lúc. Lời nhắc nhở của Bác đã cho tôi một bài học vô cùng thấm thía.

     Làm sao mỗi nhân vật thể hiện điều mang đươc nhịp đập hơi thở của thời đại, xứng đáng với miền Nam, với dân tộc ta anh hùng đang làm nên những năm tháng lịch sử này? Những lời căn dặn và sự săn  sóc ân cần của Bác, lòng mong mỏi, hy sinh của ba má, của bạn bè… luôn luôn thôi thúc tôi.

     Tôi muốn, bằng việc làm thực tế, bằng những nhân vật thể hiện, tôi gửi gắm vào đó tất cả những suy nghỉ nung nấu, lòng căm thù sâu sắc sâu sắc cũng như niềm yêu thương, mong nhớ vô hạn và cả những ước mơ cháy bỏng mà tôi hằng ấp ủ…

     Tôi muốn, qua đó thưa với Bác lời quyết tâm và lòng biết ơn chân thành của tôi đến với Bác kính yêu.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 09 tháng 4 năm 2023, 5 HS lớp 2 trường Tiểu học Cổ Bì tham dự giao lưu "Trạng Nhí tiếng Anh Victoria" năm học 2022 - 2023 tại huyện Cẩm Giàng. Kết quả đạt được: 1 giải Xuất sắc; 2 giải ... Cập nhật lúc : 10 giờ 0 phút - Ngày 11 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả. Tiền tiết kiệm của Bá ... Cập nhật lúc : 10 giờ 59 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Sau thành công của 𝐃ự á𝐧 𝐋𝐒 𝐃𝐫𝐞𝐚𝐦 𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥 𝐬ố 𝟏𝟕 - Công trình nhà lớp học 1 tầng, 3 phòng học tại Trường Tiểu học Cổ Bì (Bình Giang, Hải Dương), Tập đoàn LS/Hàn Quốc tiếp tụ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 53 phút - Ngày 7 tháng 1 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng 5 tháng 9 năm 2022, trường Tiểu học Cổ Bì tổ chức lễ khai giảng năm học 2022-2023. Lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn nhưng trang trọng và để lại ấn tượng sâu sắc với các em học sinh, đặc ... Cập nhật lúc : 15 giờ 4 phút - Ngày 8 tháng 9 năm 2022
Xem chi tiết
Hôm nay, 8/4/2022 trong không khí thi đua sôi nổi hướng tới kỉ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3; Chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 18 phút - Ngày 10 tháng 5 năm 2022
Xem chi tiết
Hồi ở Pác Bó, dù sống ở trong hang đá hay trong một lán nhỏ, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống ngăn nắp và trật tự. Đồ đạc, tài liệu Bác sắp xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó, không bao giờ lẫn ... Cập nhật lúc : 10 giờ 21 phút - Ngày 6 tháng 4 năm 2022
Xem chi tiết
Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác. Lòng tin bắt nguồn từ xã hội hướng tới cái thiện ... Cập nhật lúc : 9 giờ 38 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2022
Xem chi tiết
Hiện nay tình hình dịch bệnh Covod-19 đang diễn biến rất phức tạp, trong đó có nhiều ca F0 trong cộng đồng. Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 13/2 có 26.379 ca mắc COVI ... Cập nhật lúc : 11 giờ 17 phút - Ngày 14 tháng 2 năm 2022
Xem chi tiết
Qua câu chuyện này ta hiểu được, trong tất cả công việc, việc làm mà chúng ta yêu thích nếu có quyết tâm thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Như vậy trong học tập cũng thế, chúng ta nên kiên ... Cập nhật lúc : 11 giờ 10 phút - Ngày 7 tháng 2 năm 2022
Xem chi tiết
Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng: "Bác thường dạy quân dân ta "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư", Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 43 phút - Ngày 16 tháng 1 năm 2022
Xem chi tiết
12345678910111213141516
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
KH số 117/KH-UBND, ngày 24/11/2023 của UBND huyện Bình Giang triển khai thực hiện Nghị định số 29/2023/NĐ- CP, ngày 03/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế
Kế hoạch thi tuyển viên chức ngành GD huyện Bình Giang năm học 2023-2024
Phụ lục 2_Nghị quyết 08/2022/HĐND của Hội đồng nhân tỉnh Hải Dương
Nghị quyết 08/2022/HĐND của Hội đồng nhân tỉnh Hải Dương
Phụ lục 1_Nghị quyết 08/2022/HĐND của Hội đồng nhân tỉnh Hải Dương
Vài nét giới thiệu về quê hương Bình Giang
Thông báo kết quả tuyển sinh lớp 1 năm học 2021-2022
Thông báo tuyển sinh lớp 1 năm học 2021-2022
Kế hoạch tuyển sinh lớp 1 năm học 2021-2022
Quyết đinh_kiểm tra, đánh giá giữa HK II_ năm học 2020_2021
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá giữa HK II_ năm học 2020_2021
Thông báo HS trở lại trường học tập, phòng dịch Covid-19
Quy định phòng chống Covid-19 của nhà trường
Hướng dẫn cách tạo một phòng học duy nhất trên TEAMS
Hướng dẫn xử lý tình huống khi dạy học trên TEAMS
123456789